Nhân vật trong truyện Bà_chúa_Tuyết

Nhân vật chính

Hai nhân vật chính của truyện trong Đồng tiền kỷ niệm của Belarus
  • Kay: là một cậu bé sống trong một khu phố nhỏ với bà ngoại. Em là bạn thân của Gerda và chơi thân với cô bé từ nhỏ. Cậu bé bị mảnh gương quỷ bắn vào tim và mắt làm cho em trở nên lạnh lùng, vô cảm với Gerda và mọi thứ xung quanh. Em cũng là nạn nhân của bà Chúa Tuyết, bị bà Chúa Tuyết mê hoặc và bắt đi ở trong lâu đài tuyết. Nhờ Gerda mà Kay đã trở lại bình thường và thoát khỏi lâu đài của bà Chúa Tuyết.
  • Gerda: là một trong hai nhân vật chính trong truyện, hiện thân cho sự yêu thương. Em là bạn thân của Kay và chơi thân với cậu bé từ nhỏ. Khi biết Kay bị bà Chúa Tuyết bắt đi, cô bé đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để đến lâu đài bà Chúa Tuyết tại Phần Lan. Cô đã giúp Kay trở lại cuộc sống bình thường bằng cách lấy 2 mảnh gương bị vỡ trong mắt và tim của cậu bé.

Các nhân vật khác

  • Quỷ Satan (xuất hiện trong chuyện thứ nhất): nhân vật phản diện trong tác phẩm, đã chế tạo ra một chiếc gương kỳ lạ. Chúng rất tự hào về phát minh xảo quyệt của mình. Mặt khác, chúng mang nó đi khắp nơi và chúng đem chiếc gương này để chế nhạo Đức Chúa Trời và các Thánh. Kết quả là quỷ Satan đã thất bại thê thảm: chiếc gương của nó bị vỡ và văng ra hàng triệu triệu mảnh trong không trung.
  • Bà của Kay (xuất hiện trong chuyện thứ hai): Sống chung với Kay và Gerda từ lúc hai em bé còn nhỏ tuổi. Bà thường kể chuyện cổ tích cho Kay nghe, trong đó có chuyện về bà Chúa Tuyết. Cuối truyện, bà đã đọc kinh thánh và nhờ đó hai em bé đã hiểu được câu hát mà chúng hát thường ngày.
  • Bà lão có phép lạ (xuất hiện trong chuyện thứ ba): Nhân vật đã xây ngôi nhà bên sông, có một khu vườn đầy đủ các loại hoa. Bà là người biết nhiều phép thuật và bà có tấm lòng nhân hậu. Trong lòng bà muốn có cháu gái. Bà xem Gerda là cháu ruột, mong muốn và tìm cách giữ Gerda ở với bà.
  • Công chúa và hoàng tử (xuất hiện trong chuyện thứ tư): Công chúa là một cô gái rất mực thông thái, đã học qua tất cả sách vở, nhưng được cái quên ngay. Nàng muốn lấy chồng nhưng lại kén một người biết nói năng chứ không phải người chỉ có bề ngoài chững chạc. Còn Hoàng tử là một chàng trai nghèo khổ và anh ấy đã lọt vào mắt xanh của công chúa qua đợt kén chồng. Hai người sống hạnh phúc trong hậu cung. Sau khi nghe Gerda kể chuyện, cả hai giúp đỡ Gerda tìm Kay và cho em một cỗ xe song mã cùng quần áo, lương thực với một lính hộ vệ, một tên hầu, một người đánh xe đưa Gerda lên đường. Sau vài ngày đưa tiễn Gerda lên đường, hai vợ chồng đi du lịch. Chẳng có ai biết tin tức về họ và không ai biết khi nào họ về.
Con quạ trong hình minh họa của sách in năm 1913 tại London (Hans Andersen's fairy tales)
  • Hai vợ chồng quạ (xuất hiện trong chuyện thứ tư): Bao gồm quạ đen và người vợ của nó sống ở hậu cung. Quạ cho rằng người mà Gerda cần tìm đang là hoàng tử (chồng của công chúa). Cả hai đều giúp cô bé vào trong hậu cung để Gerda thực hiện được việc của mình. Kết thúc truyện, quạ đen đã chết vì không quen sống gò bó trong bốn bức tường. Còn quạ cái để tang chồng mình bằng một sợi len màu đen buộc vào chân, tỏ vẻ thương xót nhưng chẳng qua là để che mắt thế gian.
  • Con gái bọn cướp (xuất hiện trong chuyện thứ năm): Là con gái của tên tướng cướp. Cô bé đã ngăn cản bọn cướp ăn thịt Gerda. Hai người là bạn thân khi Gerda ở trong sào huyệt của bọn cướp. Sau cùng, vì chán cảnh gia đình, nó đã đi chu du khắp nơi, trước tiên đi về phương Bắc.
  • Chim bồ câu (xuất hiện trong truyện thứ năm): Con vật được con gái tên tướng cướp thả ra cùng với Gerda đến xứ Lapôli.
  • Bà lão Lapôli (xuất hiện trong chuyện thứ sáu): Bà là một phụ nữ hay là phù thủy người Lapôli. Bà sống trong một túp lều nhỏ. Chính bà cho biết lâu đài của bà Chúa Tuyết ở Phần Lan và hướng dẫn em đến nơi ở của bà lão người Phần Lan.
  • Bà lão người Phần Lan (xuất hiện trong chuyện thứ sáu): Nhà của bà cách lâu đài bà Chúa Tuyết khoảng 2 dặm. Bà là người đã chỉ đường Gerda đến lâu đài của bà Chúa Tuyết. Đồng thời chính bà đã hướng dẫn cô bé giúp Kay trở về cuộc sống bình thường. Kết thúc truyện, bà đã may quần áo mới và đã sửa chữa xe trượt tuyết cho hai em.
  • Nai (xuất hiện trong chuyện thứ năm và thứ sáu): Gặp Gerda trong sào huyệt của bọn cướp, được Andersen miêu tả:
...Lông nai đã bạc gần hết và đôi chỗ đã rụng, trông thấy cả da. Trông nó người ta có thể đoán rằng nó đã lang bạt nhiều nơi và đã từng trải nhiều hơn đau khổ...

Nó đưa Gerda đến lâu đài bà Chúa Tuyết và chở hai em bé trở về thoát khỏi lâu đài...

Bà Chúa Tuyết, tranh minh họa của Vilhelm Pedersen
  • Bà Chúa Tuyết (xuất hiện trong chuyện thứ hai và thứ bảy): hay còn gọi là nữ hoàng tuyết, trong xứ sở của bà đều là tuyết kể cả lâu bà hay mọi thứ xung quanh, đặc biệt là ở quần đảo Spitsbergen (Phần Lan). Bà đã từng mê hoặc và đem Kay về xứ sở của bà sau khi cậu bé bị mảnh gương quỷ bắn vào tim và mắt. Chính bà đã bảo Kay rằng xếp các mảnh gương thành chữ "VĨNH CỬU" thì Kay "sẽ làm chủ được mình". Bà còn hứa với Kay nếu xếp được bà sẽ cho cả thế giới và đôi giày trượt tuyết mới tinh.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bà_chúa_Tuyết http://www.nbrb.by/Coinsbanknotes/CommCoin.asp?id=... http://www.amazon.com/Gerda-Kai-Snow-Queen-ebook/d... http://www.amazon.com/Winters-Child-Once-Upon-Time... http://www.answers.com/topic/the-snow-queen http://itunes.apple.com/au/book/gerda-kai-snow-que... http://www.avclub.com/articles/book-vs-film-the-go... http://www.dancestudiolife.com/tag/the-nutcracker/ http://www.filmbaby.com/films/2209 http://geodaran.com/43 http://www.goodreads.com/book/show/1408026.Spirit